LỄ BÁP-TÊM
Phiên dịch theo tài liệu Báp-Têm của McLean Bible Church
NỘI DUNG
1. Chào mừng
2. Báp-têm-Tìm hiểu theo Kinh Thánh
3. Chữ “Báp-Têm” có nghĩa là gì?
4. Vì sao bạn nên làm báp-têm?
5. Báp-têm là biểu tượng của điều gì?
6. Báp-têm có phải là điều kiện cần thiết để bạn được cứu
7. Ai nên làm báp-têm?
8. Khi nào bạn nên làm báp-têm?
9. Bạn sẽ làm báp-têm ra sao?
10. Có thể làm báp-têm hai lần không?
11. Các thành viên của gia đình có thể làm báp-têm chung được không?
12. Liệu người làm báp-têm có cần nói điều gì trongLễ báp-têm của mình?
13. Làm báp têm có phải là một điều kiện để gia nhập hội thánh?
14. Làm sao để ghi danh làm báp-têm?
1. CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI LỚP HỌC
VÊ ̀LỄ BÁP-TÊM
Bạn muốn tìm hiểu về Lễ báp-têm cho thấy rằng bạn thật lòng muốn đi theo
Chúa Giê-Xu Christ.
Lễ Báp-têm là một trong những điểm nổi bật lớn của đời sống người theo Chúa. Lễ Báp-têm là:
- Một cột mốc đáng kể của cuộc hành trình về tâm linh của bạn.
- Một dấu hiệu của mối quan hệ giao ước của bạn với Chúa Giê-Xu.
- Một bước thể hiện sự vâng phục của bạn trong quá trình trở nên một người tận hiến theo Chúa Giê-Xu.
- Một nghiLễ đánh dấu đời sống mới trong Đấng Christ.
Lớp học vềLễ Báp-têm giúp bạn thấu hiểuLễ Báp-Têm có ý nghĩa gì và cùng chung vui với bạn về điều mà Thượng Đế đang làm cho đời sống bạn.
2. LỄ BÁP-TÊM--TÌM HIỂU THEO KINH THÁNH
- Lễ Báp-têm là một sự kiện về tâm linh xảy ra một lần, là sự biểu hiện bề ngoài trước công chúng-sự đáp lời từ bên trong nội tâm của bạn với thông điệp của phúc âm và là một quyết định thể hiện đức tin đang hình thành trong lòng bạn.
- Đó là biểu tượng của sự đồng được chết, được chôn, và được sống lại cùng với Chúa Giê-Xu.
- Đó là sự nói ra trước công chúng rằng bạn đang từ bỏ lối sống cũ để gắn bó với đời sống mới trong Đấng Christ.
2 Cô-rinh-tô 5:17:
“Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.”
- Tóm lại, Lễ Báp-têm là một việc làm của sự vâng phục Chúa Giê-Xu Christ và là một biểu tỏ ra bên ngoài của sự quyết tâm của bạn quyết đi theo Ngài.
- Lễ Báp-têm không phải là sự “dâng con lần nữa” về tâm linh.
- Lễ Báp-têm không phải điều mà một số nhà thờ gọi là “Sự khẳng định.”
3. CHỮ “BÁP-TÊM” CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
- Về nghĩa đen-chữ Hy Lạp dùng trong Tân Ước “baptizo” có nghĩa là “nhúng” hay là “nhận chìm” một vật gì đó trong nước.
- Theo nghĩa bóng-ý nghĩa chủ yếu dẫn tới ý nghĩa thứ hai, gọi là “đồng cảm với.”
Bạn hãy nghĩ đến một lon sơn-màu gì cũng được—và một cây cọ sơn. Khi bạn nhúng cây cọ vào trong lon sơn, thì cây cọ sơn sẽ lấy cùng màu với sơn trong lon.
Tương tự, khi bạn tin Chúa, bạn được đặt để vào trong thân thể Đấng Christ và khi Thánh Linh của Ngài đến ngự vào trong lòng bạn, thì bạn bắt đầu bày tỏ những đặc trưng tốt lành của Chúa.
1 Cô-rinh-tô 12:13:
“Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-tem chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng tôi đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa.”
Ga-la-ti 5:22-23:
“Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ...”
4. VÌ SAO BẠN NÊN LÀM BÁP-TÊM?
- Vì bạn muốn làm theo gương của Chúa Giê-Xu Christ.
Mác 1:9:
“Vả, trong những ngày đó, Đức Chúa Jêsus đến từ Na-xa-rét là thành xứ Ga-li-lê, và chịu Giăng làm phép báp-têm dưới sông Giô-đanh.”
- Vì bạn muốn vâng theo mệnhLỆ̃nh của Chúa Giê-Xu.
Ma-thi-ơ 28:19-20:
“Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.”
- Bởi vì trong tâm tư bạn muốn khẳng định rằng Chúa Giê-Xu là Đấng Cứu Chuộc bạn và là Chúa.
1 Giăng 2:3:
“Nầy tại sao chúng ta biết mình đã biết Ngài, ấy là tại chúng ta giữ các điều răn của Ngài.”
- Vì bạn muốn công khai tuyên xưng sự trung thành với Chúa Giê-Xu Christ cho mọi người trong cộng đồng đức tin và cho những ai còn ở ngoài cộng đồng đức tin
Công vụ các Sứ Đồ 2:41:
“Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-têm; và trong này ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh.”
Công vụ các Sứ Đồ 18:8:
“Bấy giờ Cơ-rít-bu, chủ nhà hội, với cả nhà mình đều tin Chúa; lại có nhiều người Cô-rinh-tô từng nghe Phao-lô giảng, cũng tin và chịu phép báp-têm.”
5. BÁP-TÊM LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA ĐIỀU GÌ?
- Khi bạn ở bên dưới mặt nước rồi vươn lên khỏi mặt nước, bạn đang đồng chết, chôn, và sống lại cùng Chúa Giê-Xu Christ
1 Cô-rinh-tô 15:3-4:
“Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh;”
Rô-ma 6:3-5:
“Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau.”
- Bạn đang tuyên xưng sự chết và chôn của đời sống cũ của bạn-trước khi bạn tin Chúa-và tuyên xưng sự trung thành với đời sống mới trong Đấng Christ
2 Cô-rinh-tô 5:17:
“Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.”
6. BÁP-TÊM CÓ PHẢI LÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ BẠN ĐƯỢC CỨU?
- Không đâu, bạn không thể được cứu chỉ vì làm phép báp-têm.
Rô-ma 6:23:
“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.”
Ê-phê-sô 2:8-9:
“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình;”
- Lễ Báp-Têm không phải là điều kiện để được cứu chuộc; mà là kết quả của sự cứu chuộc
- Việc chịuLễ Báp-têm không trao cho bạn sự cứu chuộc khỏi tội lỗi, cũng không giúp bạn được giữ được sự cứu rỗi. Sự cứu chuộc là thuộc về Đức Chúa Trời và là trách nhiệm của Ngài. Chỉ bởi ân điển của Đức Chúa Trời, và bởi đức tin của bạn nơi công việc mà Đấng Christ đã làm trọn trên thập tự giá và trong sự sống lại của Ngài, đem bạn vào trong gia đình của Chúa.
- Lễ Báp-têm-cũng như chiếc nhẫn cưới-là một biểu tượng bề ngoài của sự cam kết mà bạn đã có trong lòng bạn.
- Cũng như Lễ Tiệc Thánh ( còn gọi là Bữa Tối của Chúa, hay Lễ ban Thánh thể), Lễ Báp-têm là một nghi thức biểu tượng-một hành động của sự vâng lời theo mệnhLỆ̃nh của Chúa Giê-Xu Christ.
Ma-thi-ơ 28:19-20:
“Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế"
7. AI NÊN LÀM BÁP-TÊM?
Bất cứ ai ở bất cứ độ tuổi nào hiểu rõ và đáp ứng rõ ràng cho thông điệp của phúc âm như tóm tắt bên dưới đây:
1 Cô-rinh-tô 15:3-4:
“Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh;”
Xin lưu ý rằng trong Công Vụ Sứ Đồ, vấn đề là ở chỗ hiểu và đáp lời...
Công Vụ các Sứ Đồ 2:41:
“Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-têm; và trong này ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh.”
Công Vụ các Sứ Đồ 8:12:
“Nhưng khi chúng đã tin Phi-líp, là người rao giảng Tin Lành của nước Đức Chúa Trời và danh Đức Chúa Jêsus Christ cho mình, thì cả đàn ông, đàn bà đều chịu phép báp-têm.”
Công Vụ các Sứ Đồ 16:31-33:
“Hai người trả lời rằng: Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Hai người truyền đạo Đức Chúa Trời cho người, và cho những kẻ ở nhà người nữa. Trong ban đêm, chính giờ đó, người đề lao đem hai người ra rửa các thương tích cho; rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báp-têm.”
Công Vụ các Sứ Đồ 18:8:
“Bấy giờ Cơ-rít-bu, chủ nhà hội, với cả nhà mình đều tin Chúa; lại có nhiều người Cô-rinh-tô từng nghe Phao-lô giảng, cũng tin và chịu phép báp-têm.”
Mặc dù chúng ta không làm Lễ Báp-têm hay Lễ “rửa tội” cho các bé nhi đồng và thiếu nhi, chúng ta khícḥ lễ việc dâng con theo kinh thánh được dựa vào hai ví dụ rõ ràng trong Kinh Thánh như sau:
Bà An-ne dâng con là Sa-mu-ên:
1 Sa-mu-ên 20-22:
“Đang trong năm, An-ne thọ thai và sanh một con trai, đặt tên là Sa-mu-ên, mà nói rằng: Tôi đã cầu xin nó nơi Đức Giê-hô-va. Ên-ca-na, chồng nàng, và cả nhà người đilên đặng dâng cho Đức Giê-hô-va của lễ hằng năm và làm xong sự hứa nguyện mình. Nhưng An-ne không đilên, vì nói cùng chồng nàng rằng: Khi đứa trẻ dứt sữa, tôi sẽ dẫn nólên, để nó ra mắt Đức Giê-hô-va, và ở đó luôn luôn.”
Chúa Giê-Xu ở Đền thờ:
Lu-ca 2:21-22:
“Đến ngày thứ tám, là ngày phải làm phép cắt bì cho con trẻ, thì họ đặt tên là Jêsus, là tên thiên sứ đã đặt cho, trước khi chịu cưu mang trong lòng mẹ. Khi đã hết những ngày tinh sạch rồi, theo luật pháp Môi-se, Giô-sép và Ma-ri đem con trẻlên thành Giê-ru-sa-lem để dâng cho Chúa,”
Để sắp xếp cho các Lễ dâng con, xin liên hệ với văn phòng của nhà thờ hoặc vào website childdedications@mcleanbible.org.
8. KHI NÀO BẠN NÊN LÀM Lễ BÁP-TÊM?
Không có thời điểm bắt buộc để làm báp-têm, nhưng điển hình theo Kinh Thánh, nên làm sớm sau khi một người tin trải nghiệm việc tin Chúa. Một số người được làm Báp-têm ngay tức khắc (người đề lao thành Phi-líp); những người khác thì làm Báp-têm trong cùng ngày (thầy đội Cọt-nây, bà Ly-đia), hoặc sau một vài ngày (sứ đồ Phao-lô).
Chúng tôi hết sức khích lệ những người tin theo Chúa Giê-Xu Christ nên theo đuổi việc làmLễ Báp-têm sớm ngay khi tiện dịp, sau khi đặt niềm tin nơi Ngài-nhưng chỉ khi có sự hiểu biết rõ ràng và được hướng dẫn.
Công-vụ các Sứ Đồ 8:26-38:
“Bấy giờ, có một thiên sứ của Chúa phán cùng Phi-líp rằng: Hãy chờ dậy đi qua phía nam, trên con đường từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Ga-xa. Đường ấy vắng vẻ. Người chờ dậy và đi. Kìa, có một hoạn quan Ê-thi-ô-bi, làm quan hầu của Can-đác, nữ vương nước Ê-thi-ô-bi, coi sóc hết cả kho tàng bà, đã đến thành Giê-ru-sa-lem để thờ phượng, khi trở về, ngồi trên xe mà đọc sách tiên tri Ê-sai. Đức Thánh Linh phán cùng Phi-líp rằng: Hãy lại gần và theo kịp xe đó.
Phi-líp chạy đến, nghe người Ê-thi-ô-bi đọc sách tiên tri Ê-sai, thì nói rằng: Ông hiểu lời mình đọc đó chăng? Hoạn quan trả lời rằng: Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thể nào tôi hiểu được? Người bèn mời Phi-líp Lên xe ngồi kề bên. Vả, chỗ người đọc trong Kinh Thánh là đoạn nầy:
Người đã bị kéo đi như con chiên đến hàng làm thịt,
Lại như chiên con câm trước mặt kẻ hớt lông,
người chẳng mở miệng.
Trong khi người hèn hạ thì sự đoán xét Người đã bị cất đi.
Còn ai sẽ kể đời của Người?
Vì sự sống Người đã bị rút khỏi đất rồi.
Hoạn quan cất tiếng nói cùng Phi-líp rằng: Tôi xin hỏi ông, đấng tiên tri đã nói điều đó về ai? Có phải nói về chính mình người chăng, hay là về người nào khác? Phi-líp bèn mở miệng, bắt đầu từ chỗ Kinh Thánh đó mà rao giảng Đức Chúa Jêsus cho người.
Hai người đang đi dọc đường, gặp chỗ có nước, hoạn quan nói rằng: Nầy, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-têm chăng? Phi-líp nói: Nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được. Hoạn quan trả lời rằng: Tôi tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời. Người biểu dừng xe lại; rồi cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm phép báp-têm cho hoạn quan.”
9. BẠN SẼ LÀM BÁP-TÊM RA SAO?
Tại McLean Bible Church, bạn sẽ được làm Lễ Báp-Têm bằng việc nhúng toàn thân trong nước trong danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Thánh Linh.
- Ý nghĩa của từ ngữ là rõ ràng. Để sự ám chi ̉Lễ Báp-têm, Đức Thánh Linh có thể đã chọn danh từ chung tiếng Hy Lạp “epicheo” (có nghĩa là “đô ̉lên trên”) hoặc một danh từ chung Hy Lạp khác “hrantizo (“rắc lên”), nhưng thay vì như vậy, xuyên suốt phần Tân Ước, Đức Thánh Linh đã chọn từ “baptizo” (“nhúng xuống”)
- Phần Kinh Thánh mô tả sự nhúng xuống. Đặc biệt nêu lên rằng “hạ xuống” và “vươnlên khỏi” nước.
Công-vụ các Sứ Đồ 8:38-39:
“Người biểu dừng xe lại; rồi cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm phép báp-têm cho hoạn quan. Khi ở dưới nước lên, thì Thánh Linh của Chúa đem Phi-líp đi; hoạn quan chẳng thấy người nữa, cứ hớn hở đi đường.”
Ma-thi-ơ 3:16:
“Vừa khi chịu phép báp-têm rồi, Đức Chúa Jêsus ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bò câu, đậu trên Ngài.”
- Hành động nhúng xuống biểu tỏ cách tốt nhất thông điệp phúc âm và đức tin của bạn trong Đức Chúa Giê-Xu Christ
1 Cô-rinh-tô 15:3-4:
“Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh;”
Rô-ma 6:3-5:
“Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau.”
10. CÓ THỂ LÀM BÁP-TÊM HAI LẦN KHÔNG?
Kinh Thánh nói về việc được sanh hai lần nhưng không phải là Báp-têm hai lần.
Giăng 3:3:
“Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.”
- Sự cải đạo (chuyển sang tin Chúa) của một người và việc người đó làm Lễ Báp-têm có mối liên hệ gần gũi trong Kinh Thánh.
Ê-phê-sô 4:4-6:
“Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh, như anh em bởi chức phận mình đã được gọi đến một sự trông cậy mà thôi; chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp têm; chỉ có một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong mọi người.”
- Khi chuyển sang tin Chúa, người theo Chúa Giê-Xu Christ được đặt để—ngay lúc đó, một lần đủ cả-vào trong thân thể của Đấng Christ
1 Cô-rinh-tô 12:13:
“Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng tôi đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa.”
- Nếu bạn đã được làm Lễ dâng cho Chúa, Lễ rửa tội, hoặc Lễ̉ Báp-têm lúc còn nhi đồng-hoặc lúc thiếu niên, hay là người lớn-nhưng trước khi bạn có niềm tin cá nhân nơi Chúa Giê-Xu Christ, có nghĩa là, trước khi bạn thấu hiểu và đáp ứng với thông điệp của phúc âm, thì, chúng tôi đề nghị bạn xúc tiến làm Lễ Báp-têm bằng cách nhúng xuống nước, bất kể bạn ở độ tuổi nào
- Hành động đơn giản này của sự vâng phục Đấng Christ không hề làm mất giá trị củaLễ rửa tội lúc bạn còn thơ ấu. Thay vào đó, Lễ Báp-têm này được xây dựng trên lời hứa của cha mẹ bạn và cha mẹ đỡ đầu của bạn hứa giúp bạn nuôi dưỡng bạn về mặt tâm linh cho đến khi chính bạn có đức tin cá nhân, với sự thấu hiểu đầy đủ và biết đáp ứng với thông điệp của phúc âm. Chúng tôi tin tưởng những sự dạy dỗ của Kinh Thánh vê ̀Lễ Báp-têm cho người tin Chúa.
11. CÁC THÀNH VIÊN CỦA GIA ĐÌNH CÓ THỂ LÀM BÁP-TÊM CHUNG
ĐƯỢC KHÔNG?
Vâng, chúng tôi khích lê điều đó, miễn là mỗi thành viên của gia đình đều có đức tin chân thật nơi Chúa Giê-Xu Christ.
Công Vụ các Sứ Đồ 16:15:
“Khi người đã chịu phép báp-têm với người nhà mình rồi, thì xin chúng ta rằng: Nếu các ông đã đoán tôi là trung thành với Chúa, thì hãy vào nhà tôi, mà ở lại đó; rồi người ép mời vào.”
Công Vụ các Sứ Đồ 16:31-33:
“Hai người trả lời rằng: Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Hai người truyền đạo Đức Chúa Trời cho người, và cho những kẻ ở nhà người nữa. Trong ban đêm, chính giờ đó, người đề lao đem hai người ra rửa các thương tích cho; rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báp-têm.”
1 Cô-rinh-tô 1:16:
“Tôi cũng đã làm phép báp têm cho người nhà Sê-pha-na; ngoài nhà đó, tôi chẳng biết mình đã làm phép báp têm cho ai nữa.”
12. LIỆU NGƯỜI LÀM BÁP-TÊM CÓ CẦN NÓI ĐIỀU GÌ
TRONG Lễ BÁP-TÊM CỦA MÌNH?
Điều thật sự cần là một sự tuyên xưng đức tin nơi Chúa Giê-Xu Christ bằng lời nói.
Ma-thi-ơ 10:32:
“Bởi đó, ai xưng ta ra trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha ta ở trên trời;”
Rô-ma 10:9-10:
Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.
1 Giăng 4:15:
“Ví bằng có ai xưng Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời ở trong người, và người ở trong Đức Chúa Trời.”
1 Phi-e-rơ 3:15:
“nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ,”
- Trong mọi trường hợp, người mục sư làm Báp-têm cho bạn sẽ yêu cầu bạn công khai khẳng định bằng lời nói cho một vài câu hỏi đơn giản, thẳng thắn như sau
“Bạn có tin Chúa Giê-Xu Christ là Con Đức Chúa Trời? Bạn có tin rằng Ngài đã chịu chết và chịu đổ huyết vì cớ tội lỗi của bạn—rằng Ngài đã được chôn và đã sống lại từ cõi chết trong ngày thứ ba? Và bởi ân điển và quyền năng của Đức Chúa Trời, bạn có ý muốn vâng lời Chúa và tôn kính Ngài suốt đời bạn?”
Ở phần cuối—để tạo sự dễ dàng cho bạn—người mục sư làm Báp-têm cho bạn sẽ nói, “Nếu vậy, xin hãy trả lời, ‘Tôi tin.’”
- Trong đa số trường hợp—trước ngày làm Báp-têm—chúng tôi yêu cầu bạn viết lời xác nhận.
- Trong nhiều trường hợp, nếu thời gian cho phép, chúng tôi sẽ hỏi người được làm Báp-têm nói ra lời xác nhận cá nhân trong 1-2 phút theo cách mà bất cứ ai nghe bạn nói có thể hiểu được làm cách nào để trở nên môn đồ của Chúa (người tin theo Chúa).
13. LÀM BÁP-TÊM CÓ PHẢI LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIA NHẬP HỘI THÁNH?
McLean Bible Church không yêu cầu phải làm Lễ Báp-têm để được làm thành viên hội thánh. Tuy vậy, chúng tôi mạnh dạn khích lệ mỗi người tin theo Chúa Giê-Xu Christ hãy nhận lấy bước quan trọng này để vâng lời Ngài.
14. LÀM SAO ĐỂ GHI DANH LÀM BÁP-TÊM?
Bạn có thể liên lạc với văn phòng nhà thờ hoặc email baptisms@mcleanbible.org.
( Bạn có thể liên lạc với hội thánh tin lành gần nơi qúy vị cư ngụ để vị mục sư nơi đó hướng dẫn cho qúy vị.)